CB máy lạnh bị nhảy – Cách khắc phục điều hòa nhảy Aptomat

Trong quá trình sử dụng, việc máy lạnh bị nhảy CB không chỉ gây ảnh hưởng đến sự vận hành của thiết bị mà về lâu dài có thể dẫn đến trình trạng chập cháy. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu liên quan đến vấn đề dòng điện hoặc do CB cần thay mới. Trong bài viết này, Điện lạnh Việt Phát xin chia sẻ một số nguyên nhân máy lạnh bị nhảy CB cũng như có hưởng xử lý sao cho phù hợp nhất. 

CB máy lạnh là gì?

CB máy lạnh là gì?

CB (Circuit Breaker) hay còn gọi là Aptomat máy lạnh là khí cụ điện có chức năng ngắt mạch điện tự động trong trường hợp máy lạnh tiêu thụ điện tải quá lớn cũng như xảy ra các tình trạng ngắn mạch, thấp áp,… 

Trong quá trình vận hành, CB cũng có thể gặp nhiều sự cố khiến nó hoạt động không bình thường. Sự cố thường gặp nhất là hiện tượng CB nhảy liên tục, điều này khiến cho quá trình hoạt động của máy lạnh bị gián đoạn và có thể gây ra các hiện tượng chập cháy nguy hiểm. 

Nguyên nhân và cách khắc phục máy lạnh bị nhảy CB

CB bị hư hỏng

CB bị hư hỏng

Nguyên nhân

Mỗi loại thiết bị đều có một tuổi thọ nhất định và CB máy lạnh cũng vậy. Theo tiêu chuẩn thì CB đạt số lần bật tắt khoảng 400 – 500 lần. Sau đó sẽ khiến cho tuổi thọ của CB sẽ bị giảm và hoạt động sẽ kém đi rất nhiều so với ban đầu. 

Nguyên nhân chính là do thanh đồng lưỡi gà bên trong CB sẽ bị hao mòn và hư hỏng sau khoảng thời gian dài hoạt động. Thanh lưỡi gà kém khiến cho các điểm tiếp xúc trở nên kém hơn, lúc này dòng điện chạy qua sẽ bị chập chờn và khiến cho máy lạnh bị nhảy CB. Bên cạnh đó, các phần nhựa xung quanh cũng sẽ bị chảy ra làm cho CB máy lạnh dễ bị hư hỏng. 

Cách khắc phục

Để khắc phục tình trạng trên, bạn nên mua CB mới phù hợp với công suất tiêu thụ điện của máy lạnh. Việc lựa mua CB mới có công suất quá thấp so với công suất tiêu thụ của máy lạnh sẽ khiến cho CB máy lạnh tiếp tục bị nhảy. 

Dàn lạnh hoặc dàn nóng điều hòa bị chạm điện

Nguyên nhân

Việc không vệ sinh máy lạnh định kỳ khiến cho bụi bẩn bám dày đặc trên lưới lọc ở dàn lạnh máy lạnh. Điều này khiến cho hơi lạnh không thể thoát được ra ngoài và đọng lại thành nước và có thể gây chạm điện, làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của máy lạnh và khiến cho CB bị nhảy. 

Bên cạnh đó, việc không thường xuyên vệ sinh máy lạnh định kỳ thì bạn sẽ không thể phát hiện kịp thời một số linh kiện, bộ phần của máy lạnh bị hư hỏng như block, tụ đề. Điều này rất dễ gây ra các tình trạng chạm điện và không an toàn trong quá trình sử dụng. 

Cách khắc phục

Bạn nên vệ sinh máy lạnh định kỳ từ 6-9 tháng/lần tùy thuộc vào tần suất sử dụng. Đặc biệt, nếu máy lạnh có hiện tượng chảy nước thấm vào tường hoặc nhỏ giọt thì bạn cần nhanh chóng dùng bút thử điện xem máy lạnh có đang bị rò rỉ điện không. 

Trường hợp không tìm ra nguyên nhân, bạn nên nhờ sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn và máy lạnh hoạt động một cách hiệu quả nhất. 

Dàn nóng bị rò rỉ điện

Dàn lạnh hoặc dàn nóng điều hòa bị chạm điện

Nguyên nhân

Phần lớn, dàn nóng được lắp ngoài trời có thể xảy ra hiện tượng hở điện do tiếp xúc với môi trường nắng mưa thời gian dài. Thậm chí, một số linh kiện bên trong dàn nóng có thể bị xuống cấp hoặc có thể bị rung lắc, va đập vào các bộ phận hộp kim loại chứa board mạch sinh ra dòng điện nhỏ. Song kết hợp cùng với nhiệt độ nóng bên ngoài dễ gây rò rỉ điện và CB máy lạnh bị nhảy. 

Cách khắc phục

Bạn cần đặc biệt chú ý đến vị trí lắp đặt dàn nóng của máy lạnh bên ngoài. Nên lắp dàn nóng ở vị trí thoáng mát, không gặp nhiều chướng ngại vật và tránh hướng gió thổi vuông góc trực tiếp vào dàn nóng. 

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn bạn nên gọi nhân viên kỹ thuật đến kiểm tra. Bởi cục nóng có thể bị hở điện, vì vậy cần có tay nghề chuyên môn để tránh bị dòng điện làm ảnh hưởng đến việc kiểm tra máy. 

Nguồn điện bị quá tải

Nguồn điện bị quá tải

Nguyên nhân 

Máy lạnh thường sử dụng nguồn điện chung với nhiều thiết bị điện khác trong nhà Hoặc chung CB khiến tải trọng vượt ngưỡng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho CB máy lạnh bị nhảy. 

Cách khắc phục

Đối với những sự cố này, bạn nên sử dụng máy ổn áp để ổn định nguồn điện cấp vào các thiết bị điện trong nhà. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phân bổ việc sử dụng nguồn điện sao cho hợp lý nhất giữa các thiết bị điện trong gia đình. 

Ví dụ, tránh sử dụng máy lạnh chung ổ điện với tủ lạnh và tivi. Đây đều là cách thiết bị tiêu thụ điện năng lớn và khi chúng cùng hoạt động sẽ dễ gây ra các tình trạng quá tải nguồn điện, khiến CB máy lạnh bị nhảy. 

Dây điện nguồn gặp sự cố

Nguyên nhân

Dây điện cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng CB máy lạnh bị nhảy. Bởi dây điện có thể bị chạm hoặc còn non khiến dây dễ bị nóng lên và chảy nhựa bên ngoài. Ngoài ra, cũng có thể do một số vị trí trên dây điện nguồn bị côn trùng cắn gây ra tình trạng rò rỉ và chạm điện. 

Cách khắc phục

Bạn cần thường xuyên kiểm tra toàn bộ dây điện nguồn để chắc chắn chúng vẫn hoạt động tốt. Nếu có dấu hiệu hư hỏng, bạn cần nối lại hoặc thay mới nhằm đảm bảo nguồn điện cấp vào máy lạnh ổn định và đảm bảo an toàn. 

Gợi ý cách sử dụng máy lạnh đúng cách để kéo dài tuổi thọ

Gợi ý cách sử dụng máy lạnh đúng cách để kéo dài tuổi thọ

Dưới đây là một số gợi ý sử dụng máy lạnh đúng cách nhằm hạn chế tối đa các trường hợp máy lạnh xảy ra sự cố: 

  • Lựa chọn máy lạnh có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng: Theo nguyên lý hoạt động của máy lạnh, khi phòng đạt đến một nhiệt độ nhất định máy sẽ tự động ngắt để tiết kiệm điện. Vì vậy, bạn cần chọn máy lạnh có công suất cao hơn so với nhu cầu sử dụng. 
  • Lắp đặt đúng cách: Mỗi nhà cung cấp đều có quy định riêng về khoảng cách lắp đặt tối thiểu của máy lạnh so với mặt đất mà bạn cần tuyệt đối tuân thủ. Đặc biệt, bạn cần tránh lắp máy lạnh ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào để làm tăng khả năng làm mát cũng như kéo dài tuổi thọ của máy lạnh. 
  • Bật/tắt hợp lý: Không nên bật/tắt máy lạnh liên tục bởi sẽ làm giảm tuổi thọ của máy lạnh.
  • Chọn nhiệt độ hợp lý khi khởi động: Nhiều người có thói quen bật máy lạnh ở nhiệt độ thấp ngay từ ban đầu vì muốn làm mát nhanh. Tuy nhiên điều này có thể gây hại cho máy cũng như lãng phí điện năng tiêu thụ.
  • Không để nhiệt độ phòng chênh lệch quá cao so với môi trường: Việc để nhiệt độ phòng quá cao sẽ khiến cho người sử dụng có thể bị “sốc” nhiệt khi ra ngoài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 
  • Vệ sinh và bảo dưỡng máy lạnh thường xuyên: Việc này giúp tăng tuổi cho máy lạnh cũng như đảm bảo được không khí sạch trong quá trình sử dụng. 

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về các nguyên nhân cũng như cách khắc phục lỗi CB máy lạnh bị nhảy mà Việt Phát muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm trong quá trình sử dụng để kéo dài tuổi thọ cho máy hiệu quả nhất. 

Share:
Spotify

Gửi Mail