Dàn nóng và dàn lạnh là hai bộ phận chính của điều hòa có tác dụng xả nhiệt và làm mát môi trường trong ống đồng. Trên thực tế, dàn nóng có cấu tạo tượng tự với dàn lạnh, chỉ có nguyên lý hoạt động là khác nhau. Vậy dàn nóng và dàn lạnh điều hòa gì? Chúng có cấu tạo và cách thức hoạt động như thế nào? Hãy cùng Điện lạnh công nghiệp Việt Phát tìm hiểu chi tiết hơn về bộ phần này qua bài viết dưới đây.
Dàn nóng điều hòa hay còn gọi là dàn ngưng tụ được cấu tạo từ các lá nhôm hoặc lá đồng ghép sát nhau. Các ống đồng được chứa môi chất lạnh đặt xuyên qua dàn lá nhôm có tác dụng tản nhiệt nhanh ra ngoài môi trường. Hiểu một cách đơn giản thì dàn nóng là một bộ phận giúp tản nhiệt nhanh ra ngoài môi trường. Dàn nóng tuy có thể thích hợp đặt ở ngoài trời, các vị trí nắng mưa. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ tại chỗ đặt cục nóng cao hơn khả năng tản nhiệt của cục nóng sẽ dẫn tới hiệu suất làm mát kém hiệu quả. Vì vậy, bạn cần đặt cục nóng tại vị trí càng phù hợp, mát mẻ và không nên đặt quá xa cục lạnh.
Dàn nóng là bộ phận cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ loại máy làm lạnh nào. Đặc biệt, nó càng giữ vai trò thiết yếu trong các hệ thống điều hòa, tủ lạnh,… Cấu tạo của dàn nóng điều hòa bao gồm các bộ phận cơ bản sau:
Dàn nóng điều hòa có chức năng chính là giúp tản nhiệt ra ngoài môi trường. Vì vậy mà nó thường hay được đặt ở ngoài trời, những vị trí cao và thoáng mát. Đối với các hệ thống điều hòa công nghiệp, dàn nóng và dàn lạnh thường được thiết kế tích hợp với nhau, đồng nghĩa với việc dàn nóng điều hòa phải hoạt động với công suất lớn gấp đôi nhằm đảm bảo hoạt động êm mượt cho cả hệ thống.
Khi bắt đầu hoạt động, gas lạnh sau khi được hấp thụ nhiệt ở cục lạnh sẽ lập tức di chuyển đến máy nén. Tại đây, dưới sự tác động của áp suất cao khiến cho môi chất lạnh chuyển từ thể hơi sang thể lỏng đi kèm với nhiệt độ cao. Tiếp sau đó, khi môi chất đi đến cục nóng, chúng sẽ được làm mát thông qua quá trình tản nhiệt ra ngoài môi trường tại các lá nhôm và quạt cục nóng.
Đồng thời, khi block máy lạnh có tác dụng đẩy hoặc hút các môi chất lạnh thì ở tụ Block và quạt trục sẽ có tác dụng tự động kích thích khởi động block và quạt tản nhiệt. Khi đó, van đảo chiều sẽ làm đảo chiều van gas để điều hòa hoạt động theo chiều nóng và bo mạch có chức năng điều khiển cục nóng.
Tóm lại, nhiệt độ từ cục lạnh khi chuyển qua cục nóng sẽ có sự thay đổi rõ rệt và đây chính là nguyên lý hoạt động cốt lõi của cục nóng điều hòa.
Dàn lạnh điều hòa là một bộ phận quan trọng thường được lắp đặt ở bên trong phòng có tác dụng làm mát hoặc sưởi ấm không khí. Dàn lạnh thường được làm bằng đồng hoặc nhôm tản nhiệt có chứa dung môi chất lạnh bên trong và được bao phủ bên ngoài các ống đồng.
Khi điều hòa hoạt động, dàn lạnh sẽ bắt đầu hấp thụ các luồng không khí từ bên ngoài nhờ bộ phận quạt hút. Lúc này, không khí thổi ra từ dàn lạnh sẽ có nhiệt độ thấp hơn và sạch hơn so với không khí được hút vào từ môi trường nhờ bộ phận màng lọc.
Cấu tạo của dàn lạnh điều hòa thường bao gồm các bộ phận cơ bản như:
Dàn lạnh điều có có nhiệm vụ chính là làm mát không khí trong phòng. Nhiệt độ không khí ở trong phòng sẽ được dàn lạnh hấp thụ và chuyển đến dàn nóng để đẩy ra ngoài môi trường.
Khi đó, môi chất lạnh trong ống đồng sẽ chuyển sang nhiệt độ rất thấp khi qua van tiết lưu điều hòa. Bởi vậy mà khi môi chất lạnh đi qua thì dàn lạnh sẽ hấp thụ nhiệt ngoài môi trường xung quanh và làm cho nhiệt độ trong phòng hạ xuống.
Đầu tiên, khi người dùng bật chiều lạnh của điều hòa thì ngay lập tức quạt dàn lạnh sẽ chạy đèn tín hiệu. Nhiệt độ trong phòng khi bạn mới bật điều hòa sẽ cao hơn nhiệt độ được cài sẵn và bộ phận cảm biến sẽ tự động báo về bộ phận điều khiển.
Ngay lúc này thì vỉ mạch cấp điện cho cục nóng giúp quạt cục nóng và block máy nén hoạt động. Môi chất lạnh ở dạng hơi sẽ được di chuyển ngay qua ống mao. Lúc này, môi chất lỏng sẽ phải chịu sự chênh lệch của áp suất và chuyển từ dạng hơi thành dạng lỏng. Cuối cùng, môi chất lạnh sẽ được đẩy vào dàn lạnh, hệ thống quạt dàn lạnh sẽ hút hơi lạnh và thổi ra ngoài phòng.
Quá trình này sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi nhiệt độ trong phòng đạt đến mức nhiệt độ đã được cài đặt. Khi đó, cảm biến nhiệt và bo mạch sẽ ngắt điện cấp cho cục nóng và quạt block cũng ngừng hoạt động.
Dựa trên nguyên lý hoạt động của điều hòa thì dàn nóng bắt buộc cần phải lắp ở bên ngoài phòng để làm nhiệm vụ đẩy khí nóng ra ngoài.
Việc lắp cả dàn nóng và dàn lạnh trong cùng một phòng sẽ khiến cho nơi có dàn lạnh thổi ra sẽ mát và ngược lại, nơi có dàn nóng thổi ra sẽ nóng. Khi đến một khoảng thời gian nhất định sẽ khiến căn phòng của bạn trở nên nóng hầm hập bởi hơi từ dàn lạnh thổi ra không thể trung hòa với hơi nóng từ dàn nóng.
Nguyên nhân chính xảy ra bởi dàn nóng có nền nhiệt độ rất cao cùng với hệ thống quạt của dàn nóng có lưu lượng luân chuyển không khí rất lớn vì vậy mà lượng hơi nóng sẽ được lan tỏa nhanh chóng. Điều này khiến cho điều hòa phải làm việc với công suất tối đa dẫn đến mức điện năng tiêu thụ cao nhất.
Cách lắp đặt vô lý này sẽ khiến cho điều hòa nhà bạn phải làm việc quá sức và nhanh chóng bị hỏng hóc sau một khoảng thời gian sử dụng. Đồng thời, mức điện năng tiêu thụ cũng sẽ tăng cao rõ rệt.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ hữu ích về dàn nóng và dàn lạnh của điều hòa mà Việt Phát muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như cách thức hoạt động của cả dàn nóng và dàn lạnh điều hòa.